Gần 50 giải thưởng được trao tại Lễ bế mạc Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV
Tối ngày 24/4/2024, sau 5 ngày sôi nổi và bổ ích, Lễ bế mạc Festival Sinh viên Kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV đã diễn ra tại Nghinh Lương Đình (TP. Huế) trong không khí hân hoan, khép lại một mùa Liên hoan thành công rực rỡ, ghi nhận nhiều thành tích từ 29 trường đào tạo Kiến trúc sư trong nước và quốc tế. Gần 50 giải thưởng theo từng phần thi đã được trao tặng cho những cá nhân và tập thể có đạt kết quả xuất sắc trong Festival. Tạp chí Kiến trúc giữ vai trò Bảo trợ truyền thông Festival sinh viên kiến trúc toàn quốc trân trọng thông tin đến bạn đọc.
Với chủ đề “Huế – Tuổi trẻ với di sản”, Festival năm nay nhằm khám phá những vẻ đẹp di sản của mảnh đất cố đô và khơi gợi sự sáng tạo của sinh viên trong việc tích cực bảo tồn các công trình văn hóa quan trọng. Trong suốt 5 ngày diễn ra sự kiện, nhiều hoạt động đa dạng đã được triển khai, từ các phần thi tới tọa đàm và các hoạt động lễ hội, giao lưu.
TS. KTS. Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
Mở đầu Lễ bế mạc, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam chia sẻ: “Festival sinh viên kiến trúc năm nay đã khẳng định thông điệp đột phá từ Hội KTS Việt Nam về cách tiếp cận với di sản: Tuổi trẻ cần trở thành một lực lượng chính, đóng vai trò chủ thể trong góp phần phát huy, phát triển vào đương đại các giá trị di sản! Một quan niệm mà trước đây không dễ gì được chấp nhận từ triết lý truyền thống”.
PGS.TS. Võ Thanh Tùng, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Huế
Đại diện đơn vị đăng cai Festival 2024, PGS.TS. Võ Thanh Tùng, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Huế khẳng định: “Festival sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ 14 tại Huế với chủ đề “HUẾ – TUỔI TRẺ VỚI DI SẢN” đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng tích cực với các bạn bè, thầy trò sinh viên kiến trúc từ khắp mọi miền đất nước và quốc tế, các đối tác tài trợ, doanh nghiệp về xứ Huế nhẹ nhàng, thanh bình, về người dân Huế đầy lòng mến khách. Đồng thời, Festival đã truyền tải thông điệp về sự đoàn kết, chung tay của thể hệ tuổi trẻ trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị một cách bền vững”.
Sau 5 ngày cùng nhau tranh tài, các cá nhân, tập thể đã vô cùng tích cực tham gia vào các hoạt động đa dạng của Lễ hội với các phần thi thiết kế logo, thiết kế Pavilion, nhiếp ảnh, ký họa, nghệ thuật sắp đặt, thiết kế đồ họa và thiết kế nhanh. Trong Lễ Bế mạc, những cái tên xuất sắc đã được vinh danh trong từng hạng mục:
Thiết kế Logo
Giải Nhất: Huỳnh Khâm Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Giải Nhì: Bùi Đức Đạt, Trường Đại học Mở Hà Nội
Giải Ba:
- Cao Minh Trí, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
- Phan Thị Uyên Thanh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
- Trần Thanh Ngọc, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế Pavilion
Giải Nhất: Tác phẩm “Pháp lam” của tác giả Lê Nguyễn Hải Đông, Đại học Kiến trúc TP HCM
Giải Nhì: Tác phẩm “Hương giang thoại sử” của các tác giả Đỗ Nguyễn Bân, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đại học Kiến trúc TP HCM
Giải Ba:
- Tác phẩm “Inverted house” của tác giả Lê Thanh Kiệt, Trương Lê Anh Thư và Bùi Thị Thuỷ An, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
- Tác phẩm “Lớp lang” của các tác giả Võ Đoàn Đức Huy, Nguyễn Hữu Vân Thảo, Đại học Kiến trúc TP HCM
- Tác phẩm “Lá trúc khuất chữ điền” của tác giả Biện Đỗ Hà Giang
Giải Bình chọn: Tác phẩm “Vàng son ngả bóng” của tác giả Lê Võ Hồng Phúc, Đại học Kiến trúc TP HCM
Giải có tính khả thi: Tác giả Phan Thị Uyên Thanh, Nguyễn Thị Thu Hương, Đại học Khoa học, ĐH Huế
Nghệ thuật Nhiếp ảnh
Giải Nhất: Phạm Quang Vinh, Trường Đại học Văn Lang
Giải Nhì:
- Phùng Nhật Mai, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
- Phan Hữu Bằng, Trường Đại học Giao thông Vận tải – Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh
Giải Ba:
- Nguyễn Phan Nhật Tân, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Nguyễn Thị Kim Hoa, Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Nguyễn Đức Huy, Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng
Vẽ Ký họa
Giải Nhất: Hoàng Thị Ngọc Hà, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Giải Nhì:
- Dương Trường Khang, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- Nguyễn Hoài Nam, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Giải Ba:
- Bùi Hồng Yến, Trường Đại học Văn Lang
- Lê Bình An, Trường Đại học Duy Tân
- Hồ Phương Nam, Trường Đại học Mở Hà Nội
Cuộc thi Nghệ thuật sắp đặt
Giải Nhất: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Giải Nhì: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Giải Ba:
- Trường Đại học Xây dựng miền Tây
- Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
- Bansomedejchaopraya Rajabhat University
Cuộc thi Thiết kế Đồ họa chủ đề “Di sản Huế và Du lịch”
Giải Nhất:
- Phan Trung Phước, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- Trần Cao Nghị Anh, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Giải Nhì:
- Huỳnh Kim Ngân, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Võ Nguyễn Bình An, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Anh, Trường Đại học Văn Lang
Giải Ba:
- Phan Thanh Phong, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trần Đào Sơn Trúc, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyễn Hà Giang, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Đoàn Cẩm Tú, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Narakorn Thapthim, Bansomdejchaopraya Rajabhat University
Thiết kế nhanh A chủ đề “Tiện ích công cộng gắn với cảnh quan di sản”
Giải Nhất: Đồ án “Gặp” của nhóm 06 bao gồm các thành viên Lý An, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Anh Thư, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Phạm Thế Hùng, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây; Phạm Ngọc Tường Vy, Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Nguyễn Gia Huy, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Khánh Trình, Trường Đại học Văn Lang.
Giải Nhì:
- Đồ án “Giao Hòa” của nhóm 08: Nguyễn Chánh Trực, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; Nguyễn Trần Quỳnh Như, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Thanh Tú, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây; Nguyễn Thiên Phú, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung; Nguyễn Thị Thu Hương, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Sơn Trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.
- Đồ án “Long Ấn Vân” của nhóm 14: Trương Minh Thuận, Trường Đại học Văn Lang; Hoàng Văn Tấn Đạt, Trường Đại học Duy Tân, Vũ Đình Thắng, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Nguyễn Thùy Dung, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Phạm Tấn Hưng, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Minh Quân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Vương Bảo Khoa, Trường Đại học Việt Đức.
Giải Ba:
- Đồ án “Sinh” của nhóm 11: Đỗ Văn Vĩ, Trường Đại học Bình Dương; Đào Thị Ngọc Diễm, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Trương Mạnh Hùng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Nguyễn Diệu Thiện, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Nguyễn Trung Đông, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Huỳnh Gia Mần, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây.
- Đồ án “Đi qua bốn mùa” của nhóm 5: Vũ Huỳnh Khánh Vy, Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Nguyễn Ngọc Thông, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; Thái Trần Nhật Minh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Đinh Minh Ngọc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung; Đặng Thu An, Trường Đại học Nguyễn Trãi; Nguyễn Trung Nhân, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
- Đồ ăn “Hue Sắc Huế” của nhóm 21: Nguyễn Ngọc Quốc An, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Bích Ngọc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Nguyễn Hữu Quang Minh, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Đình Hoàng Quý, Trường Đại học Mở Hà Nội, Bùi Kiều Trang, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Nguyễn Phú Cường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Nguyễn Linh Thùy, Trường Đại học Văn Lang.
Thiết kế nhanh B chủ đề “Tôn vinh cảnh quan di sản Huế”
Giải Nhất: Đồ án “Mắt và Da” của nhóm 12 bao gồm Hồ Nghiêm Thúy Quỳnh, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; Nguyễn Tuấn Kiệt, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Lê Thanh Kiệt, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Phan Thị Uyên Thanh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Trần Lâm Chí Vĩ, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Chiến Thắng, Trường Đại học Văn Lang.
Giải Nhì:
- Đồ án “Huế Ca” của nhóm 04: Huỳnh Vũ Bảo Duyên, Trường Đại học Bình Dương; Đặng Hoàng Bảo Khương, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Phạm Trường Sơn, Trường Đại học Yersin Đà Lạt; Trần Thị Hương Dịu, Trường Đại học Phương Đông; Lê Huỳnh Chí Bảo, Trường Đại học Thủ Dầu Một; Lê Phúc Khởi, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đồ án “Giao hòa” của nhóm 8: Huỳnh Thị Lệ Hạnh, Trường Đại học Bình Dương; Phạm Linh Đan, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Cẩm Tú, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Chawanwat Aiumthanasine, King Mongkut’s Institute of Technology Ladkrabang University; Võ Quang Huy, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Biện Đỗ Hà Giang, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Giải Ba:
- Đồ án “Đồi thông” của nhóm 23: Nguyễn Quốc Vinh, Trường Đại học Bình Dương; Vũ Nhật Minh, Trường Đại học Duy Tân; Phạm Lê Khánh Duy, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Huỳnh Khâm Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn An, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Trần Văn Khánh An, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
- Đồ án “Bảo hộ Trường Lang” của nhóm 05: Bùi Văn Quang, Trường Đại học Duy Tân; Nguyễn Trần Mai Ánh, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Phan Thị Ngọc Ánh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Lê Phước Gia Hoàng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Đoàn Mạnh Phúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Nguyễn Thanh Trà, Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Đồ án “Cảm” của nhóm 06: Huỳnh Thị Thu Hiền, Trường Đại học Duy Tân; Trần Nguyễn Thiên Trúc, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; ; Đoàn Phi Long, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Phạm Quang Chiến, Trường Đại học Mở Hà Nội; Nguyễn Văn Tấn, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Đặng Phú Quốc, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Giải nhóm thiết kế Toàn năng: 23 sinh viên thuộc nhóm 08
- Nguyễn Chánh Trực, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
- Nguyễn Trần Quỳnh Như, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Lê Thanh Tú, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
- Nguyễn Thiên Phúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
- Nguyễn Thị Thu Hương, Đại học Kinh tế TP HCM
- Nguyễn Sơn Trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng
- Trương Minh Thuận, Trường Đại học Văn Lang
- Huỳnh Vũ Bảo Duyên, Trường Đại học Bình Dương
- Đặng Hoàng Bảo Khương, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
- Phạm Trường Sơn, Trường Đại học Yersin Đà Lạt
- Trần Thị Hương Dịu, Trường Đại học Phương Đông
- Lê Huỳnh Chí Bảo, Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Lê Phúc Khởi, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyễn Tuấn Khanh, Trường Đại học Mở Hà Nội
- Hà Phương, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Nguyễn Hoài Nam, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Lê Thùy Dương, Trường Đại học Nguyễn Trãi
- Vũ Thị Tươi, Trường Đại học Phương Đông
- Nguyễn Thị Yến Nhi, Trường Đại học Duy Tân
- Trần Bảo Thắng, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
- Trần Minh Khoa, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm Nguyễn Khánh Nhi, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trước khi chính thức bế mạc Festival XIV, nghi thức truyền thống trao cờ cho đơn vị đăng cai tiếp theo đã được thực hiện. Theo đó, trường ĐH Việt Đức (TP. HCM) sẽ là đơn vị đăng cai Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XV tại TP. HCM.
Nghi thức trao cờ cho đơn vị đăng cai Festival SVKT toàn quốc lần thứ XV cho trường ĐH Việt Đức
Liên hoan Sinh viên kiến trúc 2024 đã khép lại với sự sôi động cùng những kỷ niệm đáng nhớ của các thầy, cô và các bạn sinh viên kiến trúc trên khắp cả nước. Hẹn gặp lại các sinh viên và thầy cô tại Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc lần thứ XV!
Theo Anh Đức – TCKT.VN
(c) Tạp chí Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam