Nếu thành công, đây là thương vụ mua và sáp nhập công ty xuyên biên giới lớn nhất trong năm nay.
Được biết, chủ quản của 7-Eleven hiện nay là Tập đoàn Seven & I Holdings (Nhật Bản).
Theo CNN, phía Seven & I Holdings cũng xác nhận đã nhận được lời đề nghị từ Alimentation Couche-Tard để mua lại toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành của công ty này. Seven & I đã thành lập một “ủy ban đặc biệt” để đánh giá đề xuất này và vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra. Thông tin trên giúp cổ phiếu của Seven & I Holdings tăng gần 23%, đưa giá trị của công ty lên mức 38 tỷ USD đầu tuần nay.
Seven & I Holdings vận hành hơn 83.000 cửa hàng trên khắp thế giới, bao gồm các cửa hàng 7-Eleven và chuỗi trạm xăng Speedway ở Mỹ. Tập đoàn này đã mua Speedway từ Marathon Petroleum với giá 21 tỉ USD vào năm 2021. Mặc dù 7-Eleven có nguồn gốc từ Dallas (Texas), nhưng doanh nhân quá cố người Nhật Masatoshi Ito, nhà sáng lập Seven & I Holdings, mới được ghi nhận là người đã biến 7-Eleven thành một thương hiệu toàn cầu, bán mọi thứ từ sữa chua đến bữa ăn làm sẵn và thuốc. Ban đầu, ông Ito là đối tác với phía Mỹ để vận hành chuỗi cửa hàng nhượng quyền 7-Eleven tại Nhật, nhưng dần dần đã thâu tóm toàn bộ hệ thống 7-Eleven toàn cầu từ năm 2005.
Về phía Couche-Tard, đơn vị này cũng đã tiến hành nhiều vụ thu mua trong nhiều năm qua. Năm 2021, công ty này đã thất bại trong việc mua lại chuỗi siêu thị Carrefour thất bại do bị chính phủ Pháp ngăn chặn.
Năm 2022 doanh thu chuỗi này bỏ xa mọi đối thủ với gần 4.000 tỷ đồng. Trong khi các bên đều lỗ, Circle K là 1 trong 2 cái tên duy nhất có lãi.
Tính đến hiện tại, Circle K cũng là thương hiệu có độ phủ rộng nhất Việt Nam với tổng 464 cửa hàng (tính đến 18/7/2024). Kết quả khả sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy, hiện Circle K đang giữ vị trí dẫn đầu với thị phần ở mức 48%, tiếp theo là Family Mart 18,8%, Ministop 14,3% và 7-Eleven 7,3%.