Kinh Tế

Đã đóng đủ 30, 35 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu người lao động cần làm gì?

Một số người lao động mong muốn được nghỉ hưu sớm để dành thời gian cho bản thân, gia đình hoặc theo đuổi những mục tiêu khác. Đặc biệt trường hợp những người lao động tham gia BHXH từ sớm và tổng thời gian đủ để hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa. 

Tuy nhiên kể từ năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên mỗi năm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Điều này vô tình ảnh hưởng kế hoạch mong muốn được nghỉ hưu sớm của nhiều người lao động, đặc biệt những lao động đã có tổng thời gian đóng BHXH đủ để hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa.

Vậy trường hợp này, người lao động cần làm gì để có thể vừa nghỉ ngơi sớm vừa được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đã đóng đủ 30, 35 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu người lao động cần làm gì?- Ảnh 1.

Một số người lao động (người lao động) mong muốn được nghỉ hưu sớm để dành thời gian cho bản thân, gia đình. Ảnh minh hoạ.

Làm thế nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu?   

Theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đạt 62 tuổi đối với lao động nam, và tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Như vậy, theo quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, người lao động phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định. 

Nhưng với thời gian đóng BHXH như trên, mức lương hưu hằng tháng của người lao động chỉ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

Tuy nhiên, nếu tiếp tục tham gia BHXH, cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Và số năm để hưởng lương hưu tối đa 75%, lao động nam phải đóng đủ 35 năm BHXH, còn lao động nữ thì phải đủ 30 năm. Nếu nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Đã đóng đủ 30, 35 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu người lao động cần làm gì?- Ảnh 2.

người lao động sẽ không bị buộc phải về hưu sớm khi đã đóng đủ số năm tham gia BHXH để hưởng lương hưu. Ảnh minh hoạ

Trong trường hợp, người lao động có đủ số năm tham gia BHXH để hưởng lương hưu (20 năm) hoặc đã có đủ 30, 35 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng lại chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì người lao động làm thế nào để có thể hưởng lương hưu? 

Trong những trường hợp như vậy, người lao động có thể chọn 1 trong 2 phương án sau:

– Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu

Việc bảo lưu không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu cũng như không làm giảm tỷ lệ % lương hưu của người lao động

Điều này đồng nghĩa, người lao động có đủ 30, 35 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu tối đa nếu bảo lưu thời gian đóng BHXH và đợi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. 

Đã đóng đủ 30, 35 năm BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu người lao động cần làm gì?- Ảnh 3.

Nhiều người lao động dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc và tham gia BHXH để hưởng lương hưu cao hơn cũng như tiết kiệm tài chính cho cuộc sống về già. Ảnh minh hoạ

– Nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đủ điều kiện.

Trong trường hợp này, người lao động mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ 2% lương hưu, nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không trừ, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì trừ 1% lương hưu.

Lưu ý: Người lao động sẽ không bị buộc phải về hưu sớm.

Lợi ích khi đóng BHXH vượt số năm quy định

Sau khi nghỉ việc và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong ít nhất 30 năm, người lao động có thể được hưởng những lợi ích khác ngoài lương hưu.

Điều 68 Luật BHXH 2024 đã thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng BHXH cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn thời gian nêu trên bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng BHXH thì mức trợ cấp bằng 2 lần của mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn số năm hưởng mức tối đa (75%), kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.


Theo Thanh Thanh

Nguồn