Kinh Tế

Đến năm 2030 và 2045, ít có khả năng xuất hiện một cường quốc mới: Việt Nam cần lưu ý cơ hội và thách thức gì?

Hình thành thế giới đa cực

Theo TS. Nguyễn Quốc Trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (VIDS) nhận định một vài xu hướng kinh tế – chính trị – xã hội cần lưu ý: Trước tiên, tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đẩy nhanh xu hướng hình thành cục diện thế giới đa cực. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang trỗi dậy, Nga vẫn giữ được sức mạnh. Ảnh hưởng của Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia vẫn còn hạn chế.

“Đến năm 2030 và 2045, ít có khả năng xuất hiện một cường quốc mới dựa trên tiềm lực khoa học công nghệ dẫn đầu cũng như những điều chỉnh về kinh tế và quân sự”, TS Trường nhận định.

Tuy nhiên, trong bối cả thế giới đang chạy đua cùng tốc độ phát triển công nghệ như hiện tại, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban quốc tế VIDS nhấn mạnh, Việt Nam cần phân định vai trò của Nhà nước, pháp luật hóa chủ trương chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo nền tảng để thúc đẩy khu vực tư nhân để đạt được những mục tiêu đã đề ra tới 2045.

“Khi nói về thể chế, cần xuất phát từ cơ hội và thách thức”, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Nguyên Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam, VASS cho biết.

Ông cho rằng, có năm cơ hội quan trọng mà Việt Nam nắm giữ. Thứ nhất, nước ta đang ở quá trình hoà bình, hợp tác và phát triển. Thứ hai, phát triển cùng xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0: chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, cam kết giảm phát thải nhà kính. Thứ ba, nước ta sở hữu cơ cấu dân số vàng, giúp tăng trưởng kinh tế có thể đi nhanh, đi bền vững. Thứ tư, dồi dào sáng kiến phát triển kinh tế số, từ đó gia tăng cơ hội ký kết hợp tác với khối EU và các quốc gia phát triển khác về khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Cuối cùng, Việt Nam là quốc gia phát triển muộn, đi sau, nên có thể học tập từ các nước đi trước, từ đó định hướng đường lối có thể tốt hơn.

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Nguyên Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam, VASS

Tuy nhiên, thách thức nước ta gặp phải cũng không hề nhỏ. Theo đó, về công nghệ, Việt Nam đặt ra rất nhiều mục tiêu phát triển kinh tế dựa vào KHCN, ĐMST, nên đòi hỏi rất nhiều yếu tố, bức tranh không đơn giản. Tiếp theo, vấn đề dân số, cơ cấu dân số vàng chỉ kéo dài đến năm 2036. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới, đây là thực trạng đáng lo ngại của nước ta trong tương lai.

Mặt khác, về nguồn lực đảm bảo cho việc đầu tư KHCN, ĐMST và kỹ năng của con người trong chuyển đổi số. Ông Tuấn cho rằng, tất cả những sư phát triển đó đều đặt ra bài toán về phát triển nguồn nhân lực, không chỉ dừng lại ở mức thông thường mà còn là kỹ năng để thsich ứng với bối cảnh kinh tế mới.

Bên cạnh đó, xu hướng chung của thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, chuyển đổi số cần gắn liền và để tâm tới những hệ quả xã hội, như vậy mới có thể hướng tới mục tiêu nền kinh tế số, xanh và tuần hoàn.

Từ đó, TS. Tuấn đóng góp một vài ý kiến về thể chế. Trước tiên, cần xác định rõ, môi trường kinh doanh đầu tư buộc có sự can thiệp của Nhà nước, phân định rõ vai trò Nhà nước làm gì và thị trường làm gì. Theo ông, Nhà nước nên là “bà đỡ”, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn phát triển sắp tới cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tạo ra thể chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong giai đoạn chuyển đổi số. Bởi chuyển đổi số là khái niệm được nhắc tới nhiều trong mấy năm gần đây, nhưng thực chất là gì và bắt đầu từ đâu, các doanh nghiệp còn mơ hồ, cần sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.

Tạo ra nhiều mô hình mới, áp dụng ĐMST vào thực tiễn kinh doanh. “Hiện nay, khoản kinh phí đầu tư cho KHCN và ĐMST còn thấp, chỉ khoảng 0,6% GDP, trong khi con số trung bình trên thế giới là 2,2%”, ông Tuấn cho biết.

Gia tăng xuất khẩu sang Mỹ và Trung

Mặt khác, Báo cáo chỉ ra, tới năm 2050, tăng trưởng thương mại thế giới có thể chậm lại trong ngắn hạn. Trong trung hạn, thương mại toàn cầu sẽ có những động lực tăng trưởng mới, nhờ chi phí giảm.

Hai vị trí dẫn đầu trong xu hướng phát triển thương mại sẽ thuộc về châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, do tần suất hàng hóa và dịch vụ đi qua biên giới của hai khu vực này lớn hơn. Sự khác biệt về nhân khẩu học, lợi thế so sánh và nguồn lực tài nguyên sẽ tạo ra động lực cho chuỗi cung ứng khu vực phát triển ở các khu vực này.

Bên cạnh đó, báo cáo nhấn mạnh, xu hướng đầu tư bền vững FDI vào năng lượng tái tạo gia tăng trong những năm gần đây, vượt đầu tư mới trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch.

Động lực thúc đẩy cho xu hướng này bao gồm biểu giá điện (FIT), giá carbon, đầu tư kinh phí hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cho năng lượng tái tạo và các trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.

Đối với tăng trưởng thương mại hàng hóa xanh (hàng hóa thân thiện với môi trường) dự báo sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới. Thỏa thuận Xanh EU (EGD) là chương trình tổng thể và dài hạn của EU nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050, được thông qua ngày 15/1/2020. Thỏa thuận này sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.

Viện Chiến lược phát triển nhận định, các xu hướng trên sẽ giúp Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu sang hai thị trường Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam đóng vai trò là nước thứ ba để xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ.

“Sinh sau đẻ muộn

Sáng 21/5, Hội thảo “Báo cáo Việt Nam 2045: Xu hướng kinh tế toàn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam” vừa được Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH-ĐT phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (Cộng hòa Liên bang Đức) đã được tổ chức với sự tham dự, đóng góp ý kiến của cơ quan Nhà nước, nhiều chuyên gia kinh tế, ngoại giao.

Nguồn