Điều kiện nhượng quyền thương hiệu?

0
109

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh thông qua hoạt động nhượng quyền thương hiệu với các thương hiệu nổi tiếng như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24, chuỗi các cửa hàng KFC, Lotteria, Pizza hut… Đây là giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian chi phí tạo dựng thương hiệu và các hoạt động trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cho các cá nhân, tổ chức khác những bí quyết công nghệ, sản phẩm hàng hóa của mình nhằm quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm hướng tới hai bên cùng có lợi.

Vậy để nhượng quyền thương hiệu cần đáp ứng những điều kiện gì? Luật Hoàng Phi xin giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây:

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu được hiểu là một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả một khoản phí theo thỏa thuận.

Có 04 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản:

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;

– Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;

– Nhượng quyền có tham gia quản lý;

– Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Khi đã được bên chủ sở hữu nhượng quyền thương hiệu thì bên nhận nhượng quyền được sử dụng tất cả thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, cách thức quản lý, công nghệ… Việc nhượng quyền này diễn ra trong một thời điểm, địa điểm nhất định và bên nhận nhượng quyền phải trả một khoản chi phí cụ thể theo thỏa thuận của hai bên.

Bên nhượng quyền thương hiệu phải tuân thủ những nguyên tắc chung trong hoạt động này. Theo đó, bên nhượng quyền thương hiệu cam kết cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan đến thương hiệu và hỗ trợ tối đa về mọi vấn đề cho bên nhận nhượng quyền theo thời gian thỏa thuận.

Bên nhận nhượng quyền thương hiệu phải đáp ứng các điều kiện nhượng quyền thương hiệu theo quy định. Đồng thời đảm bảo thực hiện đúng quy trình, cách thức kinh doanh của chủ sở hữu thương hiệu.

Điều kiện nhượng quyền thương hiệu?

Để nhượng quyền thương hiệu thành công thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, về mặt pháp lý cần đáp ứng một số điều kiện như sau:

– Có đăng ký kinh doanh

– Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ

Thứ nhất: Để nhượng quyền thương hiệu cần phải có đăng ký kinh doanh với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hợp pháp.

Thứ hai: Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đảm bảo, đặc biệt là đối với ngành nghề kinh doanh đồ ăn, thức uống. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  sẽ thuyết phục đối tác về quy trình sản xuất và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Thứ ba: Vấn đề đăng ký thương hiệu – đây là yếu tố quan trọng nhất khi nhượng quyền thương hiệu, bởi lẽ doanh nghiệp chậm tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu dẫn đến việc bị đăng ký thương hiệu trước hoặc chỉ dừng lại ở việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Về bản chất, cá nhân hoặc tổ chức chưa được cấp văn bằng thì chưa được công nhận quyền sở hữu đối với thương hiệu nhãn hiệu và không có quyền định đoạt việc nhượng quyền thương hiệu.

Thủ tục cần thực hiện khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương hiệu?

Việc nhượng quyền thương hiệu có thể được thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu. Trong trường hợp này việc chuyển nhượng này được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

– 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

– 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về điều kiện nhượng quyền thương hiệu nhãn hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật Hoàng Phi:

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ



Source link

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here