Site icon DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU

Hành trình 13 năm của 21.000 hộ nông dân đổi đời bền vững nhờ cây cà phê

Mùa khô năm 2011, ông Bùi Văn Tỵ bước lên rẫy cà phê. Gương mặt sạm đen nắng gió của ông không giấu được sự lo lắng. Năm ấy mùa khô gay gắt hơn, mới tháng 2 mà nguồn nước dự trữ đã cạn. Cây bắt đầu rũ lá. 

Rời quê hương vào Di Linh, Lâm Đồng lập nghiệp gần 20 năm, ông mãi loay hoay với 2 ha cà phê. Chăm sóc theo kinh nghiệm, thiếu quy trình kỹ thuật bài bản, ông cứ tưới nước, bỏ phân theo phương châm: Càng nhiều càng tốt. Nhưng cuối cùng, quả cà phê vẫn chỉ nhỏ bằng đầu đũa. Năng suất chỉ quanh quẩn 3 đến 3,5 tấn/ha. Những năm khô hạn, mất mùa có khi giảm còn 2 tấn.

Cách đó gần 400 km về phía nam, nhà máy Nestlé Trị An chuẩn bị khởi công. Đây là nhà máy thứ 3 và cũng là nhà máy lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng các quy định liên quan đến dư lượng chất bảo vệ thực vật, yêu cầu về nhân quyền và bảo vệ môi trường, nguồn thu mua bền vững như canh tác không gây mất rừng… đặt ra nhiều thách thức. 

Và khi ấy, chương trình NESCAFÉ Plan bắt đầu được triển khai tại khu vực Tây Nguyên. Đây là sáng kiến toàn cầu của tập đoàn Nestlé với các hoạt động nhằm hỗ trợ canh tác, sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững và có trách nhiệm. Chương trình đang được thực hiện tại 12 quốc gia và khu vực. Tại Việt Nam, chương trình được thực hiện tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai.

Khó khăn nhất là gây dựng niềm tin với người nông dân. Trước NESCAFÉ Plan, hàng chục dự án về thay đổi phương pháp canh tác cà phê đã được thực hiện tại Tây Nguyên. Nhưng đa phần các dự án đó chỉ làm vài năm. Sau khi hết tiền, dự án ngưng. Người nông dân lại quay về cách làm cũ.

Hơn thế nữa, nông dân Tây Nguyên đã làm cà phê hàng chục năm, có nhà đã làm mấy đời liền nên một cán bộ trẻ như ông Ngọc khi ấy rất khó thuyết phục. 

Sau nhiều đêm trằn trọc, ông Ngọc quyết định 2 việc: Một là thuyết phục rằng đây là chương trình dài hạn, đến từ công ty hàng đầu thế giới. Nestlé muốn nâng cao chuỗi giá trị cà phê từ nguyên liệu, thu mua, sản xuất, phân phối. Để làm được việc đó thì phải bắt đầu từ chính những người nông dân trồng cà phê. 

Thứ hai là phải dùng nông dân để thuyết phục nông dân. Thay vì dùng những giáo sư, tiến sĩ thì ông dùng những nông dân sản xuất giỏi để làm mô hình mẫu. Chính những nông dân đó sẽ là người nói cho nông dân khác nghe. Người dân được tiếp nhận thông tin từ người thật, việc thật thì mới cảm thấy thuyết phục.

Ông Bùi Văn Tỵ là một trong những người đầu tiên tham gia chương trình. Khi ấy, cả ông Ngọc và cán bộ nông nghiệp của huyện đến thuyết phục. Ông Tỵ thấy chương trình rất hay nhưng vẫn còn bán tín bán nghi. Ban đầu, ông Tỵ tiến hành ghép chồi thử theo hướng dẫn trên vài chục cây. Sau 2 năm, những chồi mới cho quả cà phê to gần gấp rưỡi, nhân to và đẹp hơn, trong khi số quả không đổi. Từ đó, ông mới mạnh dạn làm theo trên hơn 2.000 cây cà phê của mình.

Và chỉ sau một hai năm, hiệu quả đã đến rõ rệt. Năng suất tăng từ 3 đến 3,5 tấn/ha lên hơn 5 tấn/ha. Trong khi đó, lượng nước sử dụng giảm 50%. 

Cùng huyện với ông Tỵ, ông Lý Thông Hạ cũng tham gia chương trình từ ngày đầu. Ông Hạ cho biết: Trước đây, khi trồng thì mình chỉ quan tâm xem thu được bao nhiêu cà phê, kiếm được bao nhiêu tiền. Nhưng từ khi tham gia chương trình, mình biết cân bằng lợi ích cho cộng đồng và bảo vệ môi trường để gìn giữ tương lai cho con cháu.

Một ví dụ đơn giản là trước đây nông dân cứ tưới ào ạt mà không cần biết là đủ hay thừa. Việc này vừa gây lãng phí vừa gây mất tình làng nghĩa xóm, ảnh hưởng tới an ninh trật tự. Vì khi những hộ đầu nguồn tưới quá nhiều nước thì những hộ cuối nguồn sẽ không đủ, thậm chí không có nước để tưới.

Bây giờ, ông được hướng dẫn để những vỏ lon cũ ra rẫy. Sau một trận mưa, nếu nước đầy đến ⅔ lon thì không cần tưới thêm. Còn khi tưới, ông sẽ tưới thử vào thùng phuy. Nếu 30 giây nước đầy thùng phuy 200 lít thì mỗi cây chỉ cần tưới một phút là đủ 400 lít. Cứ như vậy, cả xóm đều đủ nước và cộng đồng đoàn kết hơn.

Dùng vỏ cà phê và phụ phẩm canh tác cà phê để ủ phân hữu cơ ngay trên vườn cà phê

Còn việc bảo vệ môi trường cũng rất gần gũi. Thay vì vứt bỏ, ông dùng vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ. Từ đó, mỗi ha ông giảm được 10 triệu tiền phân. Không chỉ giảm chi phí, đất cũng màu mỡ, ít bị thoái hoá hơn. 

Điều kỳ diệu là khi quan tâm đến cộng đồng, bảo vệ môi trường thì năng suất cao hơn, thu nhập cao hơn. Người nông dân có mái tóc bạc quá nửa nhưng làn da đỏ au cười lên rạng rỡ.

Sau khi những người nông dân đầu tiên tham gia và hái được “trái ngọt”, số lượng hộ tham gia chương trình tăng chóng mặt từ 175 hộ năm 2011 lên 21.000 hộ vào năm 2015. Trong đó, trên 17.000 hộ tham gia tích cực. 

Chị Nguyễn Thị Lan ở xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng mỗi ngày đều đi qua rẫy nhà hàng xóm đã tham gia chương trình NESCAFÉ Plan. Chị thấy rẫy đó đẹp hơn hẳn. Từng chiếc lá cà phê xanh mỡ màng và đất cũng tơi xốp hơn. Rẫy nhà hàng xóm đạt năng suất 5 tấn/ha trong khi chị cũng tích cực làm cỏ, bỏ phân, tưới nước mà không mấy khi đạt được 4 tấn.

Cuối cùng, chị quyết định tham gia chương trình và tham gia tập huấn. Từ đó chị mới nhận ra sai lầm của mình là dùng phân hữu cơ chưa qua xử lý, còn nhiều mầm bệnh. Sau khi sửa sai, năng suất rẫy nhà chị tăng từ 4 lên 5 tấn/ha. Tính trên tổng diện tích 4 ha, nhà chị có thêm 4 tấn nhân cà phê, thu nhập tăng thêm khoảng 400 triệu đồng.

Còn chị Mai Thị Nhung ở xã Ea Tiêu, Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk cười rạng rỡ khi được hỏi về thu nhập. Sau 9 năm tham gia chương trình NESCAFÉ Plan, chị đã trồng xen hồ tiêu và sầu riêng trên rẫy cà phê. Và chỉ trên diện tích 2 ha, chị đã thu được 7 tấn cà phê, 4 tấn hồ tiêu và 3 tấn sầu riêng. Tổng doanh thu lên đến hàng tỷ đồng.

Sau đó, chị tiếp tục đầu tư hệ thống điện mặt trời để vừa sử dụng cho ngôi nhà của mình, vừa bán được 20 triệu đồng mỗi tháng. Không dừng ở đó, chị lại đầu tư tiếp nhà yến rộng 250 m2 và sắp được thu hoạch.

Còn ông Bùi Văn Tỵ ở Di Linh, Lâm Đồng chia sẻ: Trước đây, mình không bao giờ mơ mua được ô tô. Nhưng giờ, mình đã có chiếc ô tô 5 chỗ. Lúc rảnh rỗi, mình có thể lái xe đi Đà Lạt chơi. Bên cạnh đó, máy xay, máy xát, máy kéo, máy phun thuốc, nhà kho thì mình đều có đủ hết. 

Ngoài chị Lan, chị Nhung, ông Tỵ chương trình NESCAFÉ Plan còn giúp khoảng hơn 20.000 hộ nông dân nâng cao từ 30 đến 100% thu nhập nhờ áp dụng các mô hình xen canh hợp lý; tiết kiệm 50% nước tưới và 20% phân bón… 

Trong giai đoạn 2011-2023, chương trình cũng phân phối hơn 74 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao để tái canh 74 nghìn ha cà phê già cỗi. Để dễ tưởng tượng, diện tích cà phê này rộng gần bằng tỉnh Bắc Ninh. Trong năm 2024, đã và đang phân phát trên 12 triệu cây giống tốt để bà con tiếp tục tái canh diện tích cà phê già cỗi.

Cán bộ hỗ trợ nông nghiệp của Nestlé trực tiếp hướng dẫn bà con thực hành nông nghiệp tái sinh tại vườn cà phê

Không chỉ giúp cải thiện sinh kế, thu nhập cho các hộ nông dân, NESCAFÉ Plan còn giúp bảo vệ môi trường thông qua việc tiết kiệm nước, tăng độ phì nhiêu của đất và tăng khả năng hấp thụ CO2 của đất nhờ vào việc trồng xen cây xanh.

Hạt cà phê chất lượng cao được canh tác bằng phương phápnông nghiệp bền vững sau khi rời nương rẫy được Nestlé nâng tầm giá trị nhờ quy trình  chế biến, sản xuất hiện đại, tạo racác sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng như cà phê hoà tan NESCAFÉ, NESCAFÉ Dolce Gusto … và xuất khẩu đi 29 nước, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Nhật Bản …  

Ông Trương Hoàng Phương, Giám đốc Nhà máy Nestlé Trị An cho biết nhà máy vẫn đang tiếp tục xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Do vậy, nhu cầu về nguồn nguyên liệu cà phê sẽ tăng tương ứng.

Ông Phạm Phú Ngọc cũng nói từ nay đến cuối năm, chương trình sẽ mở rộng và tiếp cận thêm 10.000 hộ nông dân nữa và chương trình tham quan nhà máy cho các nông dân tham gia chương trình sẽ được tổ chức hàng năm để giúp họ có thể hiểu về hành trình gia tăng giá trị của hạt cà phê sau khi rời nương rẫy cũng như vai trò quan trọng của họ trong chuỗi giá trị này.  

Trong chuyến thăm nhà máy, những người như ông Tỵ, ông Hạ, chị Lan, chị Nhung đã được sờ tận tay, nhìn tận mắt những dây chuyền chế biến cà phê công suất hàng của trăm tấn mỗi ngày, những phân xưởng rộng vài trăm m2 nhưng chỉ cần vài công nhân vận hành, những hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng.

Trong chuyến thăm nhà máy, những người như ông Tỵ, ông Hạ, chị Lan, chị Nhung đã được sờ tận tay, nhìn tận mắt những dây chuyền chế biến cà phê công suất hàng của trăm tấn mỗi ngày, những phân xưởng rộng vài trăm m2 nhưng chỉ cần vài công nhân vận hành, những hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng.

Hương Xuân

Nguồn

Exit mobile version