“Hội chùa Tây Phương” chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Tham dự buổi Lễ có đồng chí Phí Minh Hải – Phó trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội; đồng chí Phạm Xuân Tài – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; đồng chí Nguyễn Nguyên Quân – Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Hà Nội; đồng chí Lê Minh Đức – Thành uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND Huyện; đồng chí Nguyễn Minh Hồng – Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND Huyện;
Ngoài ra, còn có các đồng chí trong BTV Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND Huyện; Chủ tịch Ủy ban MTTQ và Trưởng các đoàn thể chính trị xã hội huyện; trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị hiệp quản trên địa bàn huyện; Ban trị sự phật giáo huyện; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành và một số Huyện của thành phố Hà Nội; lãnh đạo các xã, thị trấn và đông đảo nhân dân, du khách thập phương.
“Hội chùa Tây Phương” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết: Thạch Thất là vùng đất cổ, là vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những bản sắc của văn hóa xứ Đoài cùng hòa chung với nền tảng văn hóa Thăng Long, Hà Nội – tạo dựng nên Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Với bề dày lịch sử trên 600 năm hình thành và phát trển, huyện Thạch Thất hiện có trên 240 di tích lịch sử văn hóa, 92 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó tiêu biểu có di tích quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương, di sản văn hóa phi vật thể Hội chùa Tây Phương và trên 20 lễ hội truyền thống tại các xã, thị trấn.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, di tích chùa Tây Phương là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn, lưu giữ được hệ thống tượng Phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thạch Thất và du khách, Phật tử thập phương.
![]() |
Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng phát biểu tại buổi lễ. |
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hồng nhấn mạnh, Lễ hội chùa Tây Phương được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thạch Thất và du khách thập phương; vừa mang những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học và giáo dục; vừa mang những giá trị cổ truyền, kết nối đông đảo nhân dân trong vùng, tạo nên sức sống mạnh mẽ của cộng đồng.
Đây cũng là dịp để khơi dậy và nêu cao lòng tự hào dân tộc, tiếp tục giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau biết tôn trọng và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương, phát huy truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước, tinh hoa văn hóa của dân tộc. Động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.
![]() |
Đại biểu cùng các chức sắc, tăng ni, phật tử và du khách thập phương thành kính dâng hoa, dâng hương, cầu nguyện cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. |
Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy tốt các giá trị di sản của Lễ hội chùa Tây Phương, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất đề nghị các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương; tích cực tuyên truyền, quảng bá xúc tiến hoạt động du lịch với nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả.
Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư tu bổ tôn tạo, quy hoạch vùng phụ cận của di tích chùa Tây Phương nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và du khách. Đề nghị Phòng Văn hoá, khoa học và Thông tin phối hợp với các xã Thạch xá, Quang Trung cùng các câu lạc bộ hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận múa rối nước Thạch Xá, Chàng Sơn, Bình Phú là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức Lễ hội huyện và UBND các xã thị trấn cần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích, di vật, chống xâm hại cảnh quan di tích, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách.
Đặc biệt, trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức lễ hội và UBND các xã, thị trấn cần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích, di vật, chống xâm hại cảnh quan di tích, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách.
Chùa Tây Phương hay còn gọi là Sùng Phúc tự được xây dựng từ thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) và trùng tu vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc độc đáo với ba nếp chùa, gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Để lên đến chùa, du khách phải vượt qua 239 bậc đá ong – một đặc trưng của vùng đất Thạch Thất. Toàn bộ công trình sử dụng vật liệu truyền thống như gỗ lim, đá ong và gạch nung, tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bề thế nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt, hệ thống mái chùa được thiết kế theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, với các đầu đao cong vút mang đậm nét kiến trúc cổ Việt Nam. Các cột và kèo chùa được chạm khắc tinh tế, thể hiện hoa văn rồng, phượng và các họa tiết truyền thống, tạo nên một công trình mang tính nghệ thuật cao. Chùa Tây Phương nổi tiếng với hệ thống tượng Phật bằng gỗ sơn son thếp vàng, được coi là kiệt tác điêu khắc của nghệ thuật tôn giáo Việt Nam. Đặc biệt, 18 bức tượng La Hán được tạc từ gỗ mít vào thế kỷ XVIII với những đường nét chạm khắc sống động, thể hiện rõ thần thái và tâm trạng của từng vị La Hán. Những bức tượng này không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà còn phản ánh tư tưởng Phật giáo sâu sắc. Điểm độc đáo của những pho tượng La Hán là sự kết hợp giữa hiện thực đời sống và yếu tố tâm linh. Mỗi bức tượng mang một sắc thái cảm xúc riêng, từ trầm tư, suy ngẫm đến vui vẻ, thanh thoát. Đôi mắt sâu thẳm, những đường nét khuôn mặt khắc khổ hay ánh nhìn đăm chiêu đều toát lên vẻ đẹp của triết lý nhân sinh và tư tưởng Phật giáo. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như chuông đồng, hoành phi câu đối, bia đá cổ ghi lại lịch sử xây dựng và trùng tu chùa qua các thời kỳ. |