Site icon DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU

Siêu bão Yagi hút được nguyên liệu khổng lồ, sắp tấn công ‘Hawaii của Trung Quốc’

Theo tin tức dự báo thời tiết cập nhật các đây vài giờ trên

CNN

, Yagi đã mạnh lên thành siêu bão đe dọa “Hawaii của Trung Quốc”.


Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Mỹ (JTWC)

cho biết, Yagi hiện đang có sức gió lên tới 240 km/giờ – tương đương với siêu bão Cấp 4 (trong 5 cấp) của thang đo bão phương Tây Saffir–Simpson.

Các chuyên gia khí tượng cho biết,


cường độ của siêu bão sẽ tiếp tục tăng lên khi nó hút được nguồn nguyên liệu khổng lồ khi đi qua vùng nước ấm của Biển Đông.

Hình ảnh người dân đi bộ khi bão đổ bộ ở Trung Quốc năm 2018. Ảnh lưu trữ: Reuters

Chỉ một ngày trước, Yagi là một cơn bão nhiệt đới với sức gió mạnh nhất là 90 km/giờ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đại dương nóng hơn do khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đang khiến các cơn bão mạnh tăng tốc sức mạnh nhanh hơn.

Dự kiến, Yagi sẽ đổ bộ vào đất liền vào tối thứ Sáu 6/6 ở khu vực phía tây nam Trung Quốc, gần mũi phía bắc của đảo Hải Nam. Hòn đảo Hải Nam này thường được mệnh danh là “Hawaii của Trung Quốc” – nơi vốn tự hào với những bãi biển đầy cát vàng, lướt sóng tốt, có nhiều khu nghỉ dưỡng hạng sang và các khu mua sắm xa xỉ.


Kênh truyền hình tin tức tiếng Ả Rập quốc tế Al Arabiya

cho biết, sau khi đổ bộ miền Nam Trung Quốc, bão Yagi (bão số 3) sẽ di chuyển về phía Việt Nam, trên đường tấn công các vùng phía bắc và bắc trung bộ xung quanh di sản UNESCO nổi tiếng – Vịnh Hạ Long.

Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã ban hành cảnh báo bão vào thứ Năm ngày 5/9 và chính phủ đã huy động hơn 2.700 quân nhân để ứng phó với bão. Các tỉnh ven biển đang lên kế hoạch cấm đi thuyền vào thứ Sáu ngày 6/9, trong khi các tỉnh miền núi của Việt Nam được lệnh chuẩn bị xe cứu hộ.

Trung Quốc căng mình phòng chống bão Yagi


Al Arabiya

cho biết, Yagi đã gây ra lũ lụt và lở đất trên đảo Luzon chính của Philippines trong tuần này, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng.


Hãng thông tấn Tân Hoa Xã

của Trung Quốc thì cho biết, cơn bão nhiệt đới này đã mạnh lên thành siêu bão khi di chuyển về phía tây qua Biển Đông, với sức gió lên tới 209 km/giờ một giờ khi hướng đến đảo Hải Nam.

“Theo cơ quan quản lý thiên tai của tỉnh Hải Nam, đảo Hải Nam đã nâng mức ứng phó khẩn cấp với Yagi lên mức cao nhất vào lúc 11:30 sáng thứ Năm ngày 5/9”,

Tân Hoa Xã

cho biết. Yagi dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền vào chiều thứ Sáu 6/9 tại đảo Hải Nam hoặc tỉnh Quảng Đông lân cận. Các dịch vụ làm việc, trường học và giao thông địa phương đã bị đình chỉ từ trưa thứ Năm tại Hải Khẩu, thủ phủ của Hải Nam.

Các nhân viên chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yagi ngày 4 tháng 9 tại Hải Khẩu, Hải Nam. Ảnh: Luo Yunfei/Dịch vụ tin tức Trung Quốc/VCG/Getty Images

Tại Hồng Kông (Trung Quốc), nơi mà Yagi dự kiến sẽ càn quét qua, Đài quan sát thời tiết khu vực này cho biết họ sẽ ban hành cảnh báo bão cấp 3 của thành phố lúc 6:20 chiều ngày 5/9, đồng thời cho hạn chế giao thông công cộng. Bên cạnh đó, Hồng Kông (Trung Quốc) cũng cho các trường học nghỉ học. Các hãng hàng không tại đây cũng tạm hoãn bay và lên lịch ngay khi điều kiện thời tiết tốt hơn.

“Yagi sẽ vẫn duy trì cường độ siêu bão và đi qua khoảng 300 km về phía tây nam của Hồng Kông vào sáng mai” – Đài quan sát thời tiết cho biết.

Khủng hoảng khí hậu khiến bão ngày một mạnh hơn?

Bão – còn được gọi là cuồng phong ở khu vực Bắc Đại Tây Dương, trung tâm Bắc Thái Bình Dương và phía đông Bắc Thái Bình Dương; và gọi là xoáy thuận ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương – là hiện tượng thời tiết khá phổ biến, mặc dù cường độ của chúng đã tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây.

Các nhà khoa học ngày càng tìm thấy mối liên kết giữa cường độ bão mạnh cùng khả năng tăng tốc sức mạnh nhanh hơn với biến đổi khí hậu do con người gây ra. Những xu hướng bất thường này phần lớn là do nhiệt độ đại dương tăng.



Khi bề mặt đại dương ấm lên, không khí phía trên cũng ấm lên, khiến nước được đưa lên cao để tạo thành mây, trong khi để lại vùng áp suất thấp bên dưới khiến nhiều không khí hơn tràn vào.


Khi các hệ thống này tích tụ, giông bão được hình thành. Nếu không có gió mạnh phá vỡ nó, hệ thống có thể mạnh lên thành bão.

Ảnh minh họa: Insurance Journal


Viện Hải dương học quốc tế Woods Hole (WHOI)

giải thích thêm, khi bề mặt biển đạt ít nhất là 27 độ C, nó có thể làm tăng áp suất cho một cơn giông bão. Cơn bão hút nhiệt và nước đó, khiến nó ngày một lớn hơn. Khi nó phát triển, áp suất không khí ở tâm bão tiếp tục giảm, khiến chân không ở giữa trở nên mạnh hơn.

Mặc dù có thể số lượng bão không tăng lên, nhưng những cơn bão hình thành với cường độ như vậy sẽ có sức tàn phá lớn hơn – tạo ra lượng mưa lớn hơn và mực nước dâng cao hơn.

Các nhà khoa học cho biết, các vùng biển trên thế giới đã ấm lên bất thường trong hơn một năm qua. Nhiệt độ bề mặt biển trung bình tháng 8/2024 đạt 20,88 độ C – giá trị cao thứ hai được ghi nhận và chỉ thấp hơn 0,01 độ C so với giá trị kỷ lục được ghi nhận vào tháng 7/2023.

Theo cơ quan thời tiết EU Copernicus, xu hướng nhiệt độ mới nhất khiến


“ngày càng có khả năng” năm 2024 sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay


, vượt qua năm 2023.

“Sự nóng lên toàn cầu do con người đốt nhiên liệu hóa thạch đang mở ra một kỷ nguyên mới của những cơn bão lớn hơn, chết chóc hơn” – Ben Clarke, nhà nghiên cứu tại Viện Grantham về Biến đổi Khí hậu và Môi trường thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết.

Ben Clarke là một trong những chuyên gia thuộc nhóm các nhà nghiên cứu tại World Weather Attribution (WWA) đã công bố một nghiên cứu về cơn bão Gaemi vào tháng 8/2024. Gaemi đã tấn công Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và miền đông Trung Quốc hồi tháng 7/2024.

Họ phát hiện ra rằng cơn bão khiến hơn 100 người thiệt mạng này đã trở nên dữ dội hơn do sự nóng lên toàn cầu do quá trình con người đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra.

Gaemi chứng kiến sức gió liên tục đạt đỉnh ở mức 233 km/giờ, tương đương với siêu bão Cấp 4 trên thang Saffir–Simpson.

Tham khảo:

CNN, Alarabiya, Earth

Nguồn

Exit mobile version