SVB sụp đổ làm rung chuyển hai ngành công nghiệp lớn và 5 điều cần biết

0

Cơ quan quản lý Mỹ đã đóng cửa Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) vào thứ Sáu (ngày 10/3), đánh dấu sự thất bại lớn nhất trong ngành ngân hàng kể từ cuộc suy thoái năm 2008, đồng thời gây ra một cú sốc trong giới công nghệ và ngân hàng.

shutterstock 2247200253
SVB. (Nguồn: Rafapress/ Shutterstock)

Tổng công ty Bảo hiểm Liên bang (FDIC) đã thành lập Ngân hàng Quốc gia Santa Clara để tiếp quản tiền gửi và các tài sản khác từ Ngân hàng Thung lũng Silicon, nhưng tin tức về việc đóng cửa đột ngột đã ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty công nghệ, một số đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo người lao động được trả lương.

Theo phân tích của Bloomberg News, hơn 93% trong số 161 tỷ USD tiền gửi của Ngân hàng Thung lũng Silicon không được FDIC bảo hiểm.

Việc đóng cửa sẽ có sự ảnh hưởng sâu sắc hơn đến giới công nghệ và đã thúc đẩy sự tập trung bổ sung vào hệ thống ngân hàng Mỹ. SVB là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ với khoảng 209 tỷ đô la tài sản tính đến ngày 31/12, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang. Cho đến nay, đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất kể từ khi hệ thống tài chính sụp đổ vào năm 2008, chỉ đứng sau vụ đóng cửa trong thời kỳ khủng hoảng của Washington Mutual Inc.

  • Ngân hàng SVB sụp đổ khiến hàng tỷ USD mắc kẹt là vụ lớn nhất kể từ khủng hoảng 2008

Dưới đây là 5 điều cần biết về sự sụp đổ của SVB, được tóm tắt bởi The Hill.

SVB là một nhánh động lực quan trọng trong thế giới công nghệ

Ngân hàng Thung lũng Silicon được thành lập cách đây 4 thập kỷ để phục vụ các công ty khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm. Theo trang web của ngân hàng, gần một nửa số công ty khoa học đời sống và công nghệ nhận được hỗ trợ đầu tư rủi ro của Mỹ đang hợp tác với họ. Khách hàng bao gồm nền tảng thương mại điện tử Shopify, nền tảng tuyển dụng ZipRecruiter và công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, v.v.

Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cho biết sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon là một “cơn ác mộng”.

Ông Dan Ives cho biết trong một email: “Điều này sẽ có tác động dây chuyền lớn đối với toàn bộ hệ sinh thái công nghệ và động mạch của các công ty tư nhân ở Thung lũng Silicon. SVB là một phần cơ bản của ngành công nghiệp khởi nghiệp công nghệ và việc đóng cửa nó sẽ sinh ra ảnh hưởng kìm hãm việc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong tương lai.”

Ngay cả khi họ không phải là khách hàng của SVB, các doanh nghiệp công nghệ có thể bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa, đặc biệt là tác động trực tiếp nhất đến việc chậm trả lương.

Ông Parker Conrad, Giám đốc điều hành của Rippling, một công ty xử lý bảng lương sử dụng SVB Ngân hàng Thung lũng Silicon, cho biết sẽ có sự chậm trễ trong việc thanh toán bảng lương trong tuần này.

Ông nói trên Twitter rằng, họ đang tập trung vào việc trả lương cho những nhân viên bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt, trong tương lai, Ripple sẽ sử dụng JPMorgan Chase để trả lương cho họ.

  • Bộ Trưởng Ngân Khố Yellen: Không có gói cứu trợ liên bang cho vụ SVB

Nạn nhân của lãi suất cao

SVB đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi loạt tăng lãi suất gần đây của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Đó là một ví dụ khác về cú đánh mới nhất đối với lĩnh vực công nghệ từ lãi suất.

Bởi vì các công ty công nghệ và hệ sinh thái mà họ tạo ra rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất, nhiều công ty, đặc biệt là các công ty mới thành lập, đang hoạt động với mức nợ cao.

Ngoài ra, sau khi tăng lãi suất, doanh nghiệp đối mặt với với chi phí vay cao hơn, hơn nữa giá trị của tiền điện tử giảm mạnh đã xóa sạch tài sản của nhiều công ty công nghệ, đầu tư mạo hiểm và các hình thức đầu tư rủi ro khác đã trở nên ít sinh lãi hơn.

Một số công ty công nghệ lớn nhất đã tuyên bố sa thải nhân viên để đối phó với việc tăng lãi suất của FED, bao gồm một số công ty lớn nhất của Mỹ như công ty mẹ của Facebook là Meta, công ty mẹ của Google là Alphabet và Amazon. Số lượng nhân viên bị sa thải tại ba công ty này đã lên tới 41.000 người.

Sụp đổ quá đột ngột

Việc FDIC thâu tóm một ngân hàng lớn như SVB là điều hiếm thấy. Và việc một tổ chức như vậy công bố việc tiếp quản ngân hàng vào ngày làm việc trong tuần thậm chí còn hiếm hơn.

Thông thường, FDIC thông báo quyết định tiếp quản và thanh lý một ngân hàng sau khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra cho khách hàng.

Nhưng tốc độ sụp đổ của các ngân hàng SVB đã khiến các nhà quản lý ngân hàng đơn giản là không muốn chờ đợi, một động thái khiến các chuyên gia ngân hàng và các nhà phân tích trong ngành cảm thấy sốc.

Vòng xoáy tử vong của Ngân hàng Thung lũng Silicon bắt đầu vào thứ Năm (ngày 9/3), ngay sau khi các giám đốc điều hành của ngân hàng này công bố kế hoạch huy động tới 1,75 tỷ đô la để chèo chống các khoản mục trong sổ sách của mình.

Do khách hàng chen nhau đổi tiền mặt, liên tiếp tìm cách rút tiền của họ ra, nên Bộ Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California đã can thiệp vào thứ Sáu (ngày 10/3) để tiếp quản ngân hàng. Các cơ quan chính quyền tiểu bang đã kiểm tra niêm phong SVB và giao nó cho FDIC.

  • Tỷ phú Elon Musk sắp giải cứu ngân hàng SVB?

Chỉ một tỷ lệ nhỏ khách hàng có thể lấy lại tất cả tiền gửi của họ

Khách hàng của các ngân hàng do FDIC quản lý được bảo hiểm tới 250.000 USD cho mỗi tài khoản trong trường hợp ngân hàng đóng cửa.

Một số khách hàng có thể được FDIC hoàn lại toàn bộ tiền gửi, nhưng các doanh nghiệp và cá nhân có hàng triệu đô la trong ngân hàng có thể được hoàn tiền rất ít.

FDCI cho biết hôm thứ Sáu rằng những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ có thể rút tiền của họ sớm nhất là vào sáng thứ Hai tuần sau (ngày 13/3). Đối với những người gửi tiền có số tiền vượt quá hạn mức bảo hiểm, số dư không được bảo hiểm của họ có thể nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu, chứng minh số tiền ngân hàng nợ họ khi FDIC bán tài sản của họ.

Sự sụp đổ thúc đẩy sự tập trung rộng hơn vào lĩnh vực ngân hàng

Sự sụp đổ của SVB là sự kiện sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm rộng hơn trong toàn ngành ngân hàng.

Cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều đóng cửa giảm hơn 1% vào thứ Sáu, bởi vì cổ phiếu của các ngân hàng lớn và nhỏ đều sụt giảm.

CNBC đã báo cáo rằng cổ phiếu của một số ngân hàng khác đã giảm tới mức giới hạn, bao gồm First Republic, PacWest và Ngân hàng Signature tập trung vào tiền điện tử, thậm chí cả Goldman Sachs và Bank of America cũng bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã triệu tập một cuộc họp của các nhà quản lý ngân hàng liên bang vào thứ Sáu, để thảo luận về thiệt hại đang diễn ra từ sự sụp đổ ngân hàng SVB.

Bà cho biết tin tưởng cơ quan quản lý ngân hàng sẽ phản ứng thích hợp, đồng thời chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng vẫn có đầy đủ lực phục hồi.

Bà Cecilia Rouse, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng, cũng nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng bà tin các quy định ngân hàng được thực thi sau cuộc khủng hoảng 2007 – 2008 sẽ cứu nền kinh tế khỏi những thiệt hại sâu sắc hơn.

Mặc dù sự sụp đổ của SVB có thể tàn phá hàng chục công ty công nghệ và hàng ngàn công nhân trong ngành, nhưng một số chuyên gia ngân hàng tin rằng nó sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn trong ngành.

Bởi vì họ cho rằng SVB là một trường hợp đặc biệt, quá phụ thuộc vào sự phát triển của các công ty công nghệ lớn và sức khỏe tài chính của toàn ngành công nghệ, đồng thời rất dễ bị thiệt hại do lãi suất tăng.

Bà Karen Petrou, đối tác quản lý của Federated Financial Analytics, đã tweet vào thứ Sáu: “Bảng cân đối kế toán của SVB trông không giống hầu hết các ngân hàng Mỹ. Nó không có tính hệ thống, nhưng nó không nên xảy ra.”

Theo Lâm Yến, Epoch Times

<p>The post SVB sụp đổ làm rung chuyển hai ngành công nghiệp lớn và 5 điều cần biết first appeared on Trí Thức VN.</p>



Source link

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here