Nhiều khó khăn vướng mắc
Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép.
KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha, được Chính phủ quy hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ, bao gồm Nhà máy Điện Sơn Mỹ 1, Nhà máy Điện Sơn Mỹ 2 với công suất 4.500MW và Kho Cảng khí LNG gắn với Cảng Tổng hợp Sơn Mỹ.
Theo Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, sau khi được UBND tỉnh giao đất lần 1 vào ngày 10/8/2022 với diện tích trên 76 ha, chủ đầu tư đã khởi công vào ngày 30/8/2022.
Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa triển khai thi công tiếp do công tác xác định nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích trên chưa hoàn thành nên chưa ký hợp đồng thuê đất, giao đất thực địa.
Ông Khương Chung Thuỷ, Tổng Giám đốc Công ty IPICO cho biết, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 là 375 ha, đến nay việc kiểm kê, xác định pháp lý đã hoàn thành. Trong tháng 11 này, đơn vị sẽ hoàn tất thủ tục để ra phương án bồi thường để sang năm 2025, chủ đầu tư triển khai đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng.
“Cũng có một số khó khăn nhất định, mong tỉnh Bình Thuận cũng như các sở ngành tiếp tục ủng hộ để cho công ty tiếp tục rà soát, cũng như kiểm kê nốt phần diện tích còn lại theo Luật Đất đai mới. Đây là điều kiện thuận lợi để mình có thể rút ngắn thời gian công tác đền bù, khi có giá, có các phương án đền bù là áp vào để triển khai thuận lợi và xây dựng hạ tầng. Sang năm 2025, 2026 đáp ứng được kế hoạch giao đất cho các nhà đầu tư”- ông Khương Chung Thuỷ nói.
Cũng như KCN Sơn Mỹ 1, KCN Tân Đức còn 7,3 ha/33 hồ sơ đất ở và đất nông nghiệp trong khu dân cư vẫn chưa được thẩm định, phê duyệt giá đất để thực hiện công tác đền bù giải toả; còn 40 hồ sơ/33,77ha/39,27 tỷ đồng đã phê duyệt phương án bồi thường, nhưng hộ dân chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
KCN Tân Đức do Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận làm chủ đầu tư với diện tích 300 ha. Đến nay, chủ đầu tư đã san nền đạt khoảng 170ha/208,76 ha, hiện đang tiếp tục thi công hạng mục hệ thống các tuyến đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải các tuyến đường…
Theo ông Đinh Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận, khi chủ đầu tư nhận được mặt bằng đã triển khai thi công từ đầu tháng 5/2024, đến nay tổng số khoảng 12 gói thầu với tổng giá trị xây lắp khoảng gần 300 tỷ đồng đang triển khai trên toàn bộ khu nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án cũng gặp khó khăn.
“Cũng có một số khó khăn nhất định, mong tỉnh Bình Thuận cũng như các sở ngành tiếp tục ủng hộ để cho công ty tiếp tục rà soát, cũng như kiểm kê nốt phần diện tích còn lại theo Luật Đất đai mới. Đây là điều kiện thuận lợi để mình có thể rút ngắn thời gian công tác đền bù, khi có giá, có các phương án đền bù là áp vào để triển khai thuận lợi và xây dựng hạ tầng. Sang năm 2025, 2026 đáp ứng được kế hoạch giao đất cho các nhà đầu tư”- ông Đinh Ngọc Thuận thông tin.
Cũng như KCN Sơn Mỹ 1, KCN Tân Đức còn 7,3 ha/33 hồ sơ đất ở và đất nông nghiệp trong khu dân cư vẫn chưa được thẩm định, phê duyệt giá đất để thực hiện công tác đền bù giải toả; còn 40 hồ sơ/33,77ha/39,27 tỷ đồng đã phê duyệt phương án bồi thường, nhưng hộ dân chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
KCN Tân Đức do Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận làm chủ đầu tư với diện tích 300 ha. Đến nay, chủ đầu tư đã san nền đạt khoảng 170ha/208,76 ha, hiện đang tiếp tục thi công hạng mục hệ thống các tuyến đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải các tuyến đường…
Theo ông Đinh Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận, khi chủ đầu tư nhận được mặt bằng đã triển khai thi công từ đầu tháng 5/2024, đến nay tổng số khoảng 12 gói thầu với tổng giá trị xây lắp khoảng gần 300 tỷ đồng đang triển khai trên toàn bộ khu nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án cũng gặp khó khăn.
“Khó khăn vướng mắc nhất của khu công nghiệp vẫn là phần đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất ở. Tại vì hai cái này nó dẫn đến cái khó khăn nhất của khu nghiệp là đường vào không có và thứ hai nữa là toàn bộ hệ thống thoát nước của khu công nghiệp chia thành hai lưu vực dọc tuyến mương đi về suối dưới này, khi mặt bằng vướng thì không thể nào đào được cái tuyến mương này, cho nên toàn bộ lưu vực nước ở đây khi mình làm thì nó sẽ tống thẳng ra đây xuống nhà dân”- ông Đinh Ngọc Thuận nói.
Còn riêng KCN Sơn Mỹ 2 – giai đoạn 1 được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Đông Sài Gòn với quy mô trên 468ha vào tháng 8/2023. Hiện chủ đầu tư vẫn đang phối hợp với các Sở ngành thực hiện các thủ tục pháp lý.
Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của KCN Tân Đức, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và hướng dẫn Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận thực hiện thủ tục xin thuê đất đợt 2 với diện tích trên 240.455 m² theo quy định để Công ty tiếp tục triển khai thi công hạ tầng KCN; giao UBND huyện Hàm Tân khẩn trương phê duyệt giá đất cụ thể để đền bù, giải phóng mặt bằng phần còn lại (đất ở và đất nông nghiệp trong khu dân cư) theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm: “Một số nội dung trong đất nông nghiệp mà một số trường hợp đã đủ điều kiện rồi, mình cũng đã rà soát hết tất cả các chính sách liên quan cho người dân rồi, mà bà con không ủng hộ thì tổ chức cưỡng chế. Đề nghị huyện Hàm Tân tập trung làm sớm”.
Đối với những khó khăn, vướng mắc của KCN Sơn Mỹ 1, UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở ngành và địa phương quyết liệt tập trung tháo gỡ những vướng mắc nêu trên. Nhất là huyện Hàm Tân tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đền bù giải toả theo kế hoạch sử dụng đất KCN Sơn Mỹ 1 đến năm 2025 được phê duyệt là 375 ha, để bố trí cho dự án Trung tâm Điện lực Sơn Mỹ (khoảng 220ha), dự án Kho Cảng khí LNG hoá lỏng (khoảng 51ha) và các hạng mục hạ tầng đường giao thông, nhà điều hành, nhà máy cấp nước và xử lý nước thải.
Ông Lâm Văn Quý, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN Bình Thuận cho biết, đơn vị đang phối hợp với Sở Xây dựng và Công ty IPICO đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu Liên hợp công nghiệp dịch vụ Sơn Mỹ và quy hoạch phân khu xây dựng KCN Sơn Mỹ 1 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
“Vấn đề cốt lõi nhất để đẩy nhanh tiến độ dự án này là việc phải đẩy nhanh làm giá đất sớm cố gắng làm sao tháng 11 là xong để áp giá. Thứ 2 nữa là sớm giao hơn 76 ha đất việc này trách nhiệm của Sở Tài nguyên môi trường cũng cố gắng sớm để đơn vị triển khai thi công, chứ khởi công 2 năm rồi nhưng mà chưa được giao. Cái thứ 3 đó là việc cập nhật quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tuyến đường ống nước thô dẫn về khu công nghiệp để cho đơn vị chuẩn bị công tác đầu tư”- ông Lâm Văn Quý nói.
Trong chuyến đi thực tế tại các KCN trên địa bàn huyện Hàm Tân vào trung tuần tháng 10 vừa qua, ông Nguyễn Hoài Anh, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, tạo thêm hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư về đầu tư tại Bình Thuận là việc rất quan trọng. Nếu công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp năng lượng chế biến chế tạo thì sẽ tạo ra những giá trị vật chất rất lớn cho xã hội, góp phần tăng thêm nguồn thu ngân sách của địa phương. Chính vì vậy, tỉnh rất cần chú trọng trong quá trình quy hoạch cũng như thực hiện các dự án, các khu công nghiệp trên địa bàn.